Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Để có một chiếc laptop hoàn thiên cần rất nhiều linh kiện laptop ghép với nhau, mỗi linh kiện đều là một phần quan trọng trong khả năng vận hành của chiếc laptop. Một số linh kiện còn là yếu tố quyết định đến tốc độ và hiệu suất của máy tính. Trong bài viết này, Phong vũ sẽ giới thiệu sơ lược về các linh kiện quan trọng bên trong một bộ máy laptop.

  1. CPU – Bộ vi xử lý

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

CPU là một con chip nhỏ, có công việc xử lý dữ liệu của hệ thống, phân tích các thuật toán, nhận luồng dữ liệu, các thuật toán phức tạp, sau đó trả về kết quả.

CPU được ví như bộ não của con người, người nào càng thông minh đều đó có nghĩa là bộ não của họ rất phát triển. CPU cũng vậy, các thông số của CPU càng cao đồng nghĩa tốc độ của cả hệ thống cũng được tăng lên rất nhiều.

2. Mainboard – Bo mạch chủ

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Mainboard có chức năng chính là để gắn các linh kiện khác và kết nối chúng lại với nhau thông qua các đường mạch in. Mỗi loại mainboard thường hỗ trợ một số chuẩn RAM, CPU nhất định. Để xem được một cách chính xác bạn nên tham khảo mục Support list (danh sách hỗ trợ) trên trang chủ của hãng sản xuất main.

Mainboard laptop thường có nhiều lớp mạch in, vì vậy việc dò mạch trên vỉ máy laptop là điều khó khăn và phức tạp

3. Bộ nhớ RAM

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Bộ nhớ RAM là một trong các bộ phận quan trọng trong hoạt động của laptop, nếu không có RAM thì laptop không thể hoạt động. Dung lượng bộ nhớ RAM là yếu tố quyết định đến tốc độ hoạt độngc của laptop.

Trong quá trình hoạt động, bộ nhớ RAM sẽ lưu tạm toàn bộ các chương trình mà laptop đang chạy như phần lõi hệ điều hành, các chương trình bạn đang chạy, các hình ảnh, video mà bạn đang xem đều được lưu tạm trong RAM.

4. Ổ cứng lưu trữ HDD, SSD

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Ổ cứng có chức năng lưu trữ dữ liệu của máy laptop như hệ điều hành windows, các chương trình ứng dụng, tài liệu…

Khi hệ điều hành windows chưa được cài vào ổ cứng thì máy tính bật lên sẽ chỉ có logo của nhà sản xuất hoặc có một số thông báo không có dữ liệu trong ổ cứng, khi máy tính không có ổ cứng thì nó chạy bằng chương trình BIOS do nhà sản xuất nạp vào trong bộ nhớ ROM.

5. Ổ đĩa quang CD, DVD

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Ổ đĩa quang là một loại thiết bị dùng để đọc đĩa quang, nó sử dụng một loại thiết bị phát ra một tia laser chiếu vào bề mặt đĩa quang và phản xạ lại trên đầu thu và được giải mã thành tín hiệu. Ổ đĩa quan bao gồm ổ đọc dữ liệu (Read-only) và ổ đọc-ghi kết hợp (Burn and Read). Ổ đĩa quang CD, DVD có thể tháo ra dễ dàng, khi máy laptop không có ổ CD, DVD nó vẫn có thể hoạt động và vẫn vào được Windows.

6. Card màn hình laptop

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa viết tắt là “VGA” (Video Graphics Adaptor) có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trong máy tính như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản, chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình…thông qua kết nối với màn hình để hiển thị hình ảnh giúp người dùng có thể thao tác, giao tiếp trên máy tính hay laptop.

Máy tính nào cũng đều phải có card màn hình (VGA) để xử lý hình ảnh, độ phân giải.GPU (Graphic Processing Unit) chính là bộ não của VGA nó sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hình ảnh. Card màn hình là một trong những bộ phận về phần cứng rất quan trọng, nó quyết định đến sức mạnh xử lý đồ họa và hiển thị của chiếc máy tính nói chung và chiếc laptop nói riêng.

7. Card wireless

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Card wifi cho laptop chính là một linh kiện có tác dụng thu sóng wifi để laptop của bạn có thể kết nối internet. Tốc độ kết nối wifi của laptop nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào loại card wifi mà laptop đang sử dụng. Vì thế bạn thường thấy tình trạng cùng một mạng wifi nhưng có laptop kết nối wifi khá nhanh, mà laptop khác lại kết nối hết sức chậm chạp.

8. Màn hình LCD

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Màn hình LCD (Liquid crystal display) hay màn hình tinh thể lỏng là loại công nghệ màn hình dùng đèn nền để tạo ánh sáng chứ không tự phát sáng được. Hiện công nghệ này đang được khá nhiều thiết bị điện tử như máy tính, tivi,…sử dụng.

Màn hình LCD được cấu tạo bởi nhiều lớp xếp chồng lên nhau. Lớp đầu tiên là đèn nền hay ánh sáng trắng, được sử dụng trong các màn hình thông thường được cấu tạo từ huỳnh quang. Lớp thứ 2 là kính lọc phân cực rồi nằm dọc lọc ánh sáng tự nhiên, 2 lớp kính có điện cực ITO (2.4) kẹp chặt lớp tinh thể lỏng ở giữa (3). Và một lớp kính lọc phân cực nằm ngang (5), kết thúc bằng gương phản xạ ánh sáng (6).

9. Broad cao áp

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Board cao áp nằm ở ngay phía dưới màn hình LCD, nó có nhiệm vụ kích điện áp DC lên đến khoảng 1500V để cấp cho bóng cao áp ở mép màn hình để tạo ánh sáng nền cho màn hình.

Board cao áp được đặt bên trong bảng điều khiển hiển thị dưới màn hình LCD. Trong hầu hết các máy tính xách tay, bạn có thể truy cập vào bảng cao áp nếu bạn loại bỏ mép vát màn hình LCD. Ban cao áp có kết nối trên cả hai đầu.Phía bên trái của cao áp được kết nối với cáp màn hình LCD. Phía bên phải của cao áp được kết nối với đèn backlight được gắn bên trong màn hình LCD.

10. Bàn phím và touchpad

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Bàn phím của Laptop là phần cho phép chúng ta nhập dữ liệu vào máy tính, khác với các bàn phím PC, bàn phím Laptop thường có thêm các phím chức năng như phím điều chỉnh độ sáng, xuất tín hiệu ra cổng CRT… khi chúng ta bấm kết hợp các phím đó với phím Fn. Bàn phím Laptop là phần che vỉ máy bên dưới, nếu bạn tháo bàn phím ra bạn sẽ nhìn thấy vỉ máy và các linh kiện của Main

Touchpad là một phần mềm chuyên dùng sử dụng cho bàn phím, nó được ứng dụng nhiều nhất ở laptop, điện thoại thông minh, ipad.. Theo nghĩa của tiếng việt nó chính là bàn rê cảm ứng đa điểm. Nó được coi là một cuộc cách mạng về công nghệ những năm 90 thời điểm đó laptop còn chưa thịnh hành như bây giờ. Tại thời điểm đó thì sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ này là Apple Power Book 500.

11. Pin – Battery

Linh kiện laptop và những điều bạn cần biết

Pin là bộ phận cung cấp điện cho máy tính, nếu máy tính không cắm điện mà chạy bằng Pin thì được khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ, bên trong Pin có thể có 4, 6 hoặc 8 quả Pin và gọi là Cell, Pin càng nhiều Cell thì thời gian sử dụng càng bền. Máy tính không có Pin bạn vẫn có thể sử dụng khi dùng Adapter và cấp nguồn qua cổng DC.

Leave Comments

0909.210.410
0909210410